Phòng Quản lý chất lượng
Bấm để in
Địa chỉ: Tầng 1 Khu Văn phòng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Điện thoại: 0256.3820898
1.Lãnh đạo
|
Phó trưởng phòng |
HÌNH ẢNH TẬP THỂ PHÒNG
2. Lịch sử:
Được thành lập từ ngày 01/02/2015
3. Tổ chức nhân sự
Tổng số nhân viên: 07
+ Tiến sĩ Y khoa Ngoại Tiết niệu: 01.
+ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: 01.
+ Dược sĩ Đại học: 01.
+ Cao đẳng Điều dưỡng: 01.
+ Cao đẳng Xét nghiệm: 01.
+ Điều dưỡng trung học: 02.
4. Chức năng, nhiệm vụ:
4.1. Chức năng:
Phòng Quản lý chất lượng là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc bệnh viện; có trách nhiệm điều hoà kế hoạch hoạt động của các khoa phòng; đôn đốc và kiểm tra thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện; giúp Giám Đốc tổ chức chỉ đạo công tác về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn bệnh viện.
4.2. Nhiệm vụ:
1. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch và lập chương trình bảo đảm, cải tiến chất lượng thông qua việc xác định các vấn đề ưu tiên.
2. Xây dựng bộ chỉ số chất lượng bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lượng bệnh viện trong nước.
3. Tổ chức thu thập, quản lý, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên quan đến chất lượng bệnh viện.
4. Lồng ghép báo cáo chất lượng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh viện.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện.
6. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện ban hành, bao gồm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác.
7. Tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn của bệnh viện; tiến hành phân tích có hệ thống chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.
8. Thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ;
b) An toàn phẫu thuật, thủ thuật;
c) An toàn trong sử dụng thuốc;
d) Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
đ) Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế;
e) Phòng ngừa người bệnh bị ngã;
g) An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế.
9. Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp.
10. Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện.
11. Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
12. Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.
13. Căn cứ vào các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận để lựa chọn bộ tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và triển khai áp dụng tại bệnh viện.
14. Triển khai thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.
15. Đánh giá hiệu quả áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp về quản lý chất lượng tại bệnh viện để đưa ra quyết định lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp phù hợp.
16. Thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế thường xuyên ít nhất là 03 tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế.
17. Xây dựng các báo cáo chất lượng và tự công bố báo cáo chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.