Được thành lập theo quyết định số 1538/QĐ-SYT ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Sở Y tế tỉnh Bình Định về việc thành lập Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Chỉ đạo tuyến trên cơ sở hợp nhất phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Lãnh đạo phòng:
|
|
 |
 |
 |
Phó trưởng phòng BS.CKII Nguyễn Quốc Tính
|
Phó trưởng phòng CN Nguyễn Thị Hoàng Dung
|
Phó trưởng phòng Ths.BS CKII Nguyễn Thanh Bảo |
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP (trước khi hợp nhất):
1. Hình ảnh:
Tập thể phòng Kế hoạch tổng hợp
2. Lịch sử :
Được hình thành từ khi thành lập bệnh viện trong thời gian kháng chiến chống Mỹ. Tiền thân là phòng Y vụ.
3. Tổ chức nhân sự Tổng số nhân viên: 22
- Tiến sĩ Y khoa: 02.
- Bác sỹ: 01
- Cử nhân điều dưỡng: 02
- Cử nhân tin học: 09
- Cử nhân kinh tế: 03
- Điều dưỡng trung học: 03
- Trung cấp tin học: 01
- Trung cấp văn thư lưu trữ: 01
Phòng bao gồm các bộ phận:
- Bộ phận Thống kê - Kế hoạch, báo cáo.
- Bộ phận Khám chữa bệnh.
- Bộ phận NCKH và đào tạo.
- Bộ phận Công nghệ thông tin và điều hành mạng.
- Bộ phận Hợp tác quốc tế.
- Bộ phận Lưu trữ, thư viện.
4. Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Kế hoạch Tổng hợp là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc bệnh viện; có trách nhiệm điều hoà kế hoạch hoạt động của các khoa phòng; đôn đốc và kiểm tra thực hiện các qui chế chuyên môn trong bệnh viện; giúp Giám Đốc tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn toàn bệnh viện.
- Hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.
- Tổ chức, theo dõi,đôn đốc, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch, qui chế bệnh viện để báo cáo Giám đốc xem xét chỉ đạo.
- Phối hợp tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.
- Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, phối hợp triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.
- Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan.
- Phối hợp với phòng Chỉ đạo tuyến để chỉ đạo hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật cho tuyến dưới. Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.
- Đảm bảo việc lưu trữ thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo qui định.
- Tổ chức công tác thường trực toàn Bệnh Viện.
- Xây dựng qui hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình Giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo Giám đốc và các cơ quan cấp trên.
- Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình Giám đốc và tổ chức thực hiện.
Một số công tác khác
- Tham gia các hội đồng : Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng khoa học, tổ đấu thầu thuốc của bệnh viện, tham gia vào phòng thông tin thuốc của bệnh viện,...
- Quản lý việc in ấn các mẫu biểu, sổ sách liên quan đến hoạt động chuyên môn của các khoa, phòng trong bệnh viện.
5. Thành tích
- Bằng khen của Bộ Y tế.
- Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định.
PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN (trước khi hợp nhất)
1. Hình ảnh:

Tập thể phòng Chỉ đạo tuyến
2. Lịch sử
- Là một bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Bình Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các bệnh nhân của tuyến dưới gửi đến, trong đó chủ yếu là các huyện và các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.
- Một trong 7 nhiệm vụ của bệnh viện là công tác chỉ đạo tuyến. Từ 4 năm qua bệnh viện đã giành sự cố gắng thích đáng cho việc giúp đỡ y tế tuyến dưới mà trọng tâm là Hoạt động chỉ đạo tuyến.
- Với mục đích chính là hướng về cộng đồng, giúp tuyến dưới nâng cao khả năng chẩn đoán, điều trị và tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ngay tại cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân tại khu vực miền Trung và Tây nguyên.
- Tháng 11 năm 2008, Phòng Chỉ đạo tuyến được Sở Y tế quyết định thành lập. Từ đây hoạt động chỉ đạo tuyến bước sang một giai đoạn mới, hoạt động trong một mô hình tổng hợp được điều phối bởi những kế hoạch cụ thể nhằm phát huy năng lực tổng hợp của bệnh viện để nâng cao hiệu quả công tác giúp đỡ y tế tuyến dưới.
- Phòng Chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, đóng vai trò phối hợp và điều phối các hoạt động chỉ đạo tuyến của các chuyên khoa nhằm phát huy năng lực tổng hợp của bệnh viện, giúp Ban Giám đốc hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ y tế tuyến dưới theo đúng qui chế chỉ đạo tuyến của Bộ Y tế.
- Trong 4 năm qua với hoạt động chỉ đạo tuyến tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tại nhiều bệnh viện tuyến dưới đã từng bước được nâng cao; Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của tuyến dưới được cải thiện, nhiều kỹ thuật mới đã được chuyển giao tốt cho tuyến dưới; Mức độ sai lệch trong chẩn đoán được rút ngắn; Nhiều bệnh nguy hiểm, phức tạp đã có thể được chẩn đoán và xử trí ngay tại tuyến dưới -> giảm chi phí điều trị, giảm bệnh tật, tăng khả năng lao động,...
3. Tổ chức nhân sự
- Tổng số: 03 nhân viên
- Trong đó:
+ Bác sỹ CKII: 01
+ Cử nhân: 01
+ Điều dưỡng: 01
4. Nhiệm vụ chức năng
- Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ y tế cho các tuyến tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định hoặc tại cơ sở y tế địa phương.nhằm góp phần bổ sung cho đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng, trao đổi kinh nghiệm với tuyến dưới về chuyên môn và quản lý.
- Chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ thích hợp cho tuyến dưới, phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng tuyến, giúp đỡ tuyến dưới sử dụng có hiệu quả máy móc trang thiết bị y tế.
- Thông tin hai chiều về tình hình bệnh nhân tuyến dưới gửi đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Tăng cường cán bộ y tế về cơ sở.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực dịch tễ học lâm sàng và y xã hội học lồng ghép với hoạt động chỉ đạo tuyến.
- Tham gia các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Phối hợp và giúp đỡ tuyến dưới trong công tác phòng chống dịch bệnh; phát hiện những vấn đề y tế cấp thiết tại địa phương, tư vấn các giải pháp và góp phần giải quyết những vấn đề đó.
- Cung cấp thông tin y học cần thiết cho tuyến dưới: các công trình nghiên cứu khoa học của bệnh viện.
- Đánh giá các hoạt động triển khai định kỳ sơ kết, tổng kết công tác chỉ đạo tuyến.
- Hợp tác quốc tế nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.
5. Thành tích
- Hằng năm được Sở Y tế và bệnh viện tặng giấy khen.
- Một số cá nhân liên tục nhận được danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp ngành.