Phòng Điều dưỡng

Bấm để in

Phòng Điều dưỡng

Địa chỉ: Tầng 1, Khối văn phòng, BVĐK tỉnh Bình Định. Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Điện thoại: (0256) 3818385

Email: pdd.bvtbinhdinh@gmail.com

 
Trưởng phòng
CKI.ĐD Trương Thị Hương  
Phó Trưởng phòng
ThS.ĐD Trần Thị Vũ Mai
Phó Trưởng phòng
ThS.ĐD Trần Thị Xuân Tâm
Tập thể Phòng Điều dưỡng
 
 I. Lịch sử hình thành

            Năm 1992, Phòng Điều dưỡng được thành lập với sự đồng ý của Sở Y tế Bình Định và Ban Giám đốc Bệnh viện.

II. Lãnh đạo qua các thời kỳ

            - Trưởng phòng

            + CNĐD Nguyễn Xuân Thiện: từ năm 1992 đến 2009.

            + CN Dương Văn Tuyến: từ năm 2009 đến 2012.

            + Ths.QLBV Nguyễn Thị Tuyết Nhung: từ năm 2012 đến 2015.

            + ĐD.CKI Trương Thị Hương: từ năm 2015 đến nay.

            - Phó trưởng phòng

            + CNĐD Phan Công Hoàng: từ năm 1992 – 2009.

            + ĐD.CKI Trương Thị Hương: từ năm 2012-2014.

            + ThS.ĐD Trần Thị Vũ Mai: từ năm 2015 đến nay.

            + ThS.ĐD Trần Thị Xuân Tâm: từ năm 2016 đến nay.

III. Chức năng

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về tổ chức hoạt động công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế Bệnh viện;

- Tổ chức chỉ đạo công tác, nhiệm vụ chuyên môn Bệnh viện theo Thông tư số Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 28/12/2021 về Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

IV. Tổ chức nhân sự

4.1. Nhân sự: 07

- 01 ĐD.CKI – Trưởng phòng Điều dưỡng.

- 01 Thạc sĩ Điều Dưỡng – Phó Trưởng phòng Điều dưỡng.

- 01 Thạc sĩ Điều dưỡng – Phó Trưởng phòng Điều dưỡng.

- 01 ĐD.CKI và 02 CNĐD, 01 HSTH.

4.2. Tổ chức

Phòng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập, gồm các bộ phận như sau:

a) Bộ phận phụ trách Khối lâm sàng (hệ Nội và hệ Ngoại).
b) Bộ phận phụ trách Khối cận lâm sàng.
c) Bộ phận phụ trách công tác Đào tạo và Nghiên cứu khoa học.
d) Bộ phận phụ trách công tác Cải tiến chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh.

4.3. Nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng

       4.3.1. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Thông tư 31/2021/TT-BYTphù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

       4.3.2. Quản lý điều hành chuyên môn

a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT.
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.

       4.3.3. Quản lý nhân sự

a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất, bố trí, luân chuyển điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và hộ lý đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNVngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;

c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;

d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;

đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

       4.3.4 Đào tạo, nghiên cứu khoa học

a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

       4.3.5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

       4.3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

V. Hướng phát triển

Phát triển chức năng độc lập và phối hợp của Điều dưỡng;

- Xây dựng đội ngũ điều dưỡng có trình độ chuyên môn và có kỹ năng giao tiếp tốt;

- Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý Điều dưỡng;

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học điều dưỡng;

- Phát triển hệ thống Điều dưỡng trưởng khoa;

- Hợp tác quốc tế./.