Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bấm để in

Lãnh đạo khoa:
 
BS.CKII. Huỳnh Thị Vân
Trưởng khoa
 
 
ThS. Phạm Thị Mỹ Dân
Phó trưởng khoa 
 
( hình ảnh đang cập nhật )
CN. Nguyễn Thị Phương
KTV trưởng
 


TẬP THỂ KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
 

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0256.3824497
Email: ksnk.bvdkbinhdinh@gmail.com

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó


1.Lịch sử
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thành lập ngày 01/7/1998 với 7 thành viên. Hiện nay (năm 2012) Khoa có 43 thành viên, gồm các bộ phận: Giám sát KSNK, Tiếp liệu thanh trùng, Giặt là và Vệ sinh ngoại cảnh.
- Khen thưởng:
+ Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho tập thể khoa, năm 2008 và năm 2010.
+Giấy khen của Sở Y tế tặng cho tập thể khoa năm: 2005, 2006, 2007, 2009 và 2011.
+ Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (cho 4 cá nhân).
- Lãnh đạo khoa:
+ Trưởng khoa: Bs CKI. Huỳnh Thị Vân.
+ Phó trưởng khoa: ThS. Trịnh Hồ Tình.
+ KTV Trưởng khoa: ĐDTH. Đào Thị Thanh


2. Tổ chức nhân sự
Tổng số: 43 nhân viên, trong đó:
Sau đại học: 02 (1 BSCKI, 1 ThS)                     
Đại học: 03 (1 CNĐD, 1 KS môi trường, 1 TCKT)
Trung học: 09 (7 ĐDTH, 2 KTVTH)
Sơ học: 02 (1 ĐDSH, 1 Dược tá)      
Nhân viên khác: 27 


3.Nhiệm vụ, chức năng
3.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:
Phối hợp với các Khoa, Phòng liên quan thực hiện các nội dung sau:
a. Thiết lập và vận hành hệ thống điều tra, phát hiện, thông báo và đánh giá các nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân và nhân viên y tế.
b. Phát hiện các ổ bệnh, nguồn bệnh và phương thức lan truyền của các vụ dịch nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra trong bệnh viện, phối hợp với các khoa phòng đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn và dập tắc vụ dịch.
c. Xây dựng quy định và hình thức cách ly phù hợp với tình trạng bệnh tật có liên quan và điều kiện thực tế của bệnh viện.
d. Xây dựng quy định/quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
e. Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác vô khuẩn, bao gồm các quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và dụng cụ y tế.
f. Xây dựng chương trình và phối hợp tổ chức tập huấn, thông tin và truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế bệnh viện.
g. Giám sát sử dụng kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh.
h.  Kiểm tra, hướng dẫn và giám sát sử dụng hoá chất làm sạch, khử khuẩn.

3.2. Tiệt khuẩn, khử khuẩn:
a. Tổ chức chế biến bông, gạc theo yêu cầu của các Khoa, Phòng.
b. Tổ chức cọ rửa, đóng gói, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, thiết bị y tế, bông, băng, gạc... phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.
c. Tổ chức giặt là khử khuẩn toàn bộ đồ vải của bệnh viện.
d. Tổ chức may vá, sửa chữa và bảo quản đồ vải, vật liệu, dụng cụ y tế; đề nghị huỷ các vật dụng y tế không không đảm bảo chất lượng theo quy định.
e. Tổ chức vận chuyển và giao nhận đồ vải, vật liệu, dụng cụ y tế... tại khoa phòng.

3.3. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện, đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

3.4. Đào tạo, tập huấn: 
Đào tạo, tập huấn cho Bác sỹ, Điều dưỡng, nhân viên, sinh viên và học sinh thực tập tại bệnh viện về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn.

3.5. Chỉ đạo tuyến: 
Phối hợp với phòng Chỉ đạo tuyến đào tạo và hỗ trợ chuyên môn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện tuyến trước.

3.6. Hợp tác quốc tế: 
Hợp tác với Tổ chức tình nguyện VSA – New Zealand đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

3.7. Quản lý bệnh viện: 
Thực hành tiết kiệm; quản lý an toàn thiết bị được giao; quản lý dụng cụ y tế cần tiệt khuẩn; dự trù, cấp phát bông băng gạc và dụng cụ y tế vô khuẩn theo quy định.