An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
Chỉ thị số 718/TTg ngày 01/9/1997 của Thủ tướng chính phủ quy định “Lấy tháng 9 hàng năm làm Tháng An toàn giao thông”.
(Nguồn ảnh Internet)
Tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm tuyên truyền về an toàn giao thông, phổ biến kịp thời, sâu rộng đến mọi người dân trong xã hội về thực trạng tai nạn giao thông; những thiệt hại về người và của do tai nạn giao thông gây ra; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả cộng đồng trong việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông; vận động cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông; đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục con em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn giao thông; tuyên truyền, vận động người điều khiển phương tiện có ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông…
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Tuy nhiên, cứ mỗi năm, Việt Nam có tới hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Thống kê cho thấy, nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do: Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông; có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần; tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát; sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân; vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Tính mạng con người luôn được xem là quan trọng nhất. Do đó, tai nạn giao thông xảy ra thường làm đau lòng người. Bởi đằng sau những tai nạn đó là sự mất mát lớn lao của mỗi gia đình khi không còn người thân và kéo theo nhiều hệ lụy xót xa... Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Đối với người đi bộ, đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ. Phải đi trên vỉa hè, đi sát lề đường đối với đường không có vỉa hè. Khi sang đường phải quan sát kỹ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn. Bố mẹ đưa con đến trường bằng xe máy phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy. Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm và có cài quai đúng cách. Bố mẹ nên trang bị cho mình và cho con loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn tính mạng.
Điều khiển xe đạp phải tuân thủ các quy tắc giao thông đối với người đi xe đạp và điều khiển xe trên làn đường bên phải trong cùng. Tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu mà người điều khiển giao thông quan sát trước khi di chuyển hướng. Khi đi xe đạp điện, xe gắn máy cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đúng quy cách. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, chuyển hướng an toàn tại xa lộ. Vượt xe an toàn khi tham gia giao thông, đi đúng làn đường quy định dành cho xe đạp hoặc xe đạp điện. Không được sang phần đường dành cho ô tô, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng lạng lách, không đi xe chở quá số người quy định. Cần phải thực hiện đúng luật, không được đi đường ngược chiều, vượt dải phân cách đi đúng theo và chỉ dẫn.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tiến hành rà soát các tuyến đường giao thông, phát hiện các điểm đen, những công trình đường bộ chưa hợp lý để kịp thời kiến nghị có biện pháp khắc phục; cần thực hiện tốt công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ tại các tuyến đường trọng điểm, khu vực đông dân cư, ngăn chặn và xử lý nghiêm không để tình trạng lấn chiếm và tái chiếm hành lang an toàn giao thông đối với các hộ dân ven các tuyến đường, khu phố. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện luật giao thông cần đặc biệt quan tâm nâng cao kỹ năng cho người lái xe mô tô, xe máy xe có gắn động cơ.
(Nguồn ảnh Internet)
Để hạn chế tối đa tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và của xã hội. Hơn ai hết, mỗi người khi tham gia giao thông hãy ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Tai nạn giao thông là điều không ai muốn, nhưng thảm họa này có thể tránh được, tính mạng bao người có thể cứu được nếu như ai cũng tuân thủ Luật giao thông. Rất cần có sự tăng cường nhiều mặt và đẩy mạnh hiệu quả công tác tuần, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, như vậy mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới mới chuyển biến tích cực.
Tác giả bài viết :
Nguồn tin : Công an tỉnh