Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác PCCC. Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật PCCC. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.
Công tác phòng cháy chữa cháy là một việc làm hết sức quan trọng, bởi phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra, phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân và cộng đồng. Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong phòng cháy chữa cháy.
Để giảm thiểu những vụ cháy nổ xảy ra tại cơ quan, đơn vị hay các hộ gia đình cần trang bị những thiết bị giúp phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, còi báo cháy, kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện,… Hiện tại bệnh viện đã trang bị 598 bình chữa cháy tại 47 khoa, phòng trong toàn bệnh viện.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và thực hiện Kế hoạch phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023, từ ngày 09/10/2023 đến ngày 18/10/2023, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định triển khai tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ CBVC-NLĐ trong toàn viện. Với mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm của viên chức và người lao động trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định; xử lý tốt các tình huống cháy, nổ xảy ra, phân biệt và sử dụng được các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị tại bệnh viện.
- Nâng cao nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản Nhà nước, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Sau tập huấn, mỗi CBVC đều là lực lượng nòng cốt về công tác PCCC và CNCH ở cơ sở, phát huy triệt để phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) trong công tác PCCC và CNCH.
Bệnh viện mở lớp tập huấn theo từng khoa, phòng và phân công viên chức đã tham gia lớp tập huấn do Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh tổ chức, tập huấn lại cho tất cả các khoa, phòng trong toàn viện.
Hình ảnh: ĐDT. Nguyễn Thị Ngọc Quý đang tập huấn tại khoa Nhi
Hình ảnh: ĐDT. Lữ Thị Minh Hiển đang tập huấn tại khoa Nội tiết
Hình ảnh: ĐDT. Nguyễn Huy Hoàng đang tập huấn tại khoa Da liễu
Hình ảnh: ĐDT. Nguyễn Nguyên Thu Viên đang tập huấn tại khoa Huyết học
Hình ảnh: ĐDT. Nguyễn Thị Thanh Hương đang tập huấn tại khoa Nội tổng hợp
Hình ảnh: ĐDT. Đào Thanh Mân đang tập huấn tại khoa Răng Hàm Mặt
Hình ảnh: ĐDT. Võ Ngọc Phước đang tập huấn tại khoa Ngoại Tổng hợp
Tại buổi tập huấn, các CBVC-NLĐ đã được tiếp thu những kiến thức cơ bản về cháy nổ, cứu nạn cứu hộ; điều kiện an toàn về PCCC đối với khoa, phòng, cơ quan, nhà ở kết hợp được hướng dẫn về quy trình, thao tác sử dụng, cách bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH; một số kỹ năng, phương pháp thoát nạn khi có tai nạn, sự cố xảy ra, hướng dẫn sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt đám cháy,…
Tham gia tập huấn có 1.447 CBVC-NLĐ (trên tổng số 1.607 CBVC-NLĐ toàn viện) chiếm 90% là cán bộ viên chức, người lao động trong toàn bệnh viện. Cụ thể là Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên, hộ lý, y công, bảo vệ và viên chức, người lao động đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
Sau đây là một số hình ảnh về hướng dẫn phân biệt bình chữa cháy và cách sử dụng bình chữa cháy.
Hình ảnh: CN. Trần Quốc Huy hướng dẫn phân biệt và cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột
Hình ảnh: Đ/c Nguyễn Anh Tuấn hướng dẫn phân biệt và cách sử dụng bình chữa cháy CO2
Hình ảnh: KS. Nguyễn Anh Tú và KS. Phan Thanh Tuấn hướng dẫn sử dụng bình khí chữa cháy
Hình ảnh: ĐDT. Võ Ngọc Phước hướng dẫn cách sử dụng vòi lăn phun chữa cháy
Hình ảnh: CBVC-NLĐ khoa Mắt đang làm bài kiểm tra sau tập huấn
Hình ảnh: CBVC-NLĐ khoa Giải phẫu bệnh đang làm bài kiểm tra sau tập huấn
Hình ảnh: Đ/c Lê Kim Trọng đang hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy cho các phòng chức năng
Tiếp theo là một số Video thực hành dập tắt đám cháy bằng bình chữa cháy bằng bột và bình khí chữa cháy.
Qua 02 tuần tập huấn cho 47 khoa, phòng trong toàn bệnh viện, các lớp tập huấn đã hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra và đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tập huấn.
Học viên tham gia tập huấn có ý thức nghiêm túc, tiếp thu tốt nội dung bài học. Sau khi kết thúc khóa tập huấn, 100% học viên tham gia tập huấn làm bài lượng giá cuối khóa và kết quả 100% đều đạt, CBVC-NLĐ bệnh viện đều nắm được nội dung cơ bản quy định của pháp luật về công tác PCCC và CNCH đối với cơ sở; kiến thức cơ bản về PCCC, quy trình cứu chữa vụ cháy và biết sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị tại cơ sở như bình bột, bình khí chữa cháy./.
Tác giả bài viết : Nguyễn Thị Kiều
Nguồn tin : Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Email: hant1@syt.binhdinh.gov.vn
Điện thoại: 0256.3822184
Fax: 0256. 3825455
Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.