Trong thời kỳ công nghệ số, tin tức, thông tin, hình ảnh, .... được phát tán đi và đến tay nhiều người trong xã hội một cách nhanh chóng trên nhiều nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Với lượng người sử dụng điện thoại di động và các mạng xã hội ngày càng đông đảo, bất kỳ một thông tin nào cũng có thể có nguy cơ trở thành một chủ đề được bàn tán, chia sẻ rầm rộ, tạo cơn sốt trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Chẳng khó để thấy rằng, khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Đối với các bệnh viện/phòng khám, điều này cũng không ngoại lệ.
Ngành Y tế là một ngành đặc biệt và khá nhạy cảm vì đối tượng phục vụ là con người, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nên luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Những sai sót dù lớn hay nhỏ, những vấn đề nhạy cảm hoặc thậm chí chỉ là những bất đồng, chưa thấu hiểu của người dân đối với ngành Y tế đều có thể tạo nên một khủng hoảng truyền thông đối với nhân viên y tế hoặc bệnh viện.
Việc sớm nhận biết, hiểu rõ, xử lý và đặc biệt là ngăn ngừa xảy ra khủng hoảng truyền thông đối với nhân viên y tế và bệnh viện là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín của bệnh viện và có thể gây mất niềm tin của người dân vào bệnh viện nói chung và ngành y tế nói riêng.
Nắm bắt được vấn đề trên, ngày 16,17/8/2023 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã phối hợp CHIR – Trung tâm cải tiến Y tế tổ chức tập huấn về chuyên đề “Xử lý khủng hoảng truyền thông trong y tế” với 100 học viên là lãnh đạo bệnh viện, trưởng, phó các khoa phòng và điều dưỡng trưởng các khoa.
TS.BS: Nguyễn Hoành Cường – Giám đốc bệnh viện, phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Khủng hoảng truyền thông ở bệnh viện cũng có thể xảy ra do thông tin không đúng sự thật hay một sự nhầm lẫn nào đó. Các nhân viên y tế hoặc cả bệnh viện có thể phải nhận tác động tiêu cực từ lời đồn bên ngoài, nếu khủng hoảng xảy ra lâu dài thì bệnh viện càng bị ảnh hưởng. Vì thế, xác định rõ khủng hoảng truyền thông bệnh viện có những loại nào? Nguyên nhân từ đâu? Cũng như tìm ra nguyên nhân gốc rễ để giải quyết vấn đề khủng hoảng là điều rất quan trọng.
Chuyên gia Tư Vấn và Đào tạo của CHIR - Trung Tâm nghiên cứu cải tiến Y Tế: Trần Khánh Tùng đang chia sẻ kinh nghiệm “Xử lý khủng hoảng truyền thông trong Y tế”
Tại lớp tập huấn giảng viên đã truyền đạt các nội dung liên quan đến nhận diện về khủng hoảng truyền thông, nguyên nhân các yếu tố liên quan, phòng ngừa các sự cố dẫn đến khủng hoảng truyền thông, …
Hình ảnh lớp tập huấn thảo luận nhóm
Trải qua 02 ngày trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia, cán bộ nhân viên bệnh viện đã học hỏi và trao đổi rất sôi nổi về vấn đề khủng hoảng truyền thông trong Y tế. Qua đó, tìm ra nguyên nhân gốc rễ để giải quyết và ngăn chặn khủng hoảng lan rộng trên truyền thông làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và làm xấu đi hình ảnh của bệnh viện.
Kết thúc khóa học Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho các học viên đã hoàn thành khóa học “Xử lý khủng hoảng truyền thông trong Y tế”
BS.CKII Võ Thành Nam Bình – Phó giám đốc bệnh viện trao giấy chứng nhận cho các học viên.
Tác giả bài viết : Phòng QLCL
Nguồn tin : Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Email: hant1@syt.binhdinh.gov.vn
Điện thoại: 0256.3822184
Fax: 0256. 3825455
Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.